0936760169

Chat Zalo 1

Chat Zalo 2

Chat Zalo 3

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (Hiệu lực: 1/4/2016)

In bài này

Thông tin chi tiết về nghi định số 11/2016/NĐ-CP (Hiệu lực: 1/4/2016).

I ) Công văn số 619/TTg-KGVX

Công văn số 619/TTg-KGVX triển khai thực hiện Nghị định số 11/2016/NĐ-CP

Ngày 12/4/2016, Chính phủ đã ban hành công văn số 619/TTg-KGVX triển khai thực hiện Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Bổ sung tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, công văn nêu rõ quy định dành cho đối tượng là giáo viên nước ngoài: “Đồng ý trường hợp cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ), cơ sở giáo dục mầm non.”

(Trích Công văn số 619/TTg-KGXV được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2016)

Chi tiết  Nghị định số 11/2016/NĐ-CP xem tại đây 

II ) Quy định mới về việc cấp giấy phép lao động 2016 – Nghị định số 11/2016/NĐ-CP

Ngày 3/2/2016, Chính phủ đã ban hành quy định mới về việc cấp giấy phép lao động 2016 – Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Nghị định số 102/2013/NĐ-CP:

1 . Chức danh

Chuyên gia:

Lưu ý: Chỉ có bằng đại học trở lên hoặc chỉ có 5 năm kinh nghiệm trở lên được cấp giấy phép lao động với vị trí chuyên gia theo Nghị quyết số 47/2014/NQ-CP => Không còn hiệu lực.

Nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về chức danh là nhà quản lý, giám đốc điều hành.

Lao động kỹ thuật: Được đào tạo 1 năm chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo.

Lưu ý: Chỉ được đào tạo 1 năm hoặc có 5 năm kinh nghiệm trở lên được cấp giấy phép lao động với vị trí kỹ thuật Nghị quyết số 47/2014/NQ-CP => Không còn hiệu lực.

2 .Trường hợp người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động

3. Quy định hồ sơ cho một số trường hợp đặc biệt

4. Hồ sơ

Lý lịch tư pháp

Văn bản chấp thuận nhu cầu: Theo Nghị định mới, doanh nghiệp không cần phải nộp trong hồ sơ, nhưng vẫn phải thực hiện theo đúng quy định.

Ảnh màu: Cho phép đeo kính, nhưng không được kính màu.

Hộ chiếu: Bản sao có công chứng.

Giấy khám sức khỏe: 12 tháng thay vì 6 tháng như trước đây.

5. Thời gian xử lý hồ sơ

Rút ngắn từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

6. Hồ sơ cấp lại

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có nhiều sự thay đổi thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như thủ tục hành chính đơn giản hơn, và thời gian xin cấp giấy phép lao động cũng được rút ngắn.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.

(Trích Nghị định số 11/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 3/2/2016)

 


*** Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline : 0936.760.169 của Visa Nam Phong để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.